Ở Nhật có rất nhiều du học sinh Việt Nam, vì thế có rất nhiều cựu du học sinh Việt Nam đã trở về nước. Sau khi về nước, mỗi bạn sẽ đi làm những công việc khác nhau, nhưng có rất nhiều bạn nghĩ rằng vì mình đã du học ở Nhật nên sau này cũng muốn làm việc tại một công ty Nhật Bản nào đó. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những điều tôi suy nghĩ về hồ sơ nộp khi xin việc của các bạn du học sinh sau khi trở về nước.
Về cách viết hồ sơ xin việc
Thông thường, hồ sơ xin việc ở việt Nam có thể viết rất tự do, các bạn tự chọn cho mình một mẫu hồ sơ mà mình cảm thấy thích sau đó viết và gửi đi. Có những bạn còn gửi kèm ảnh không hề nghiêm túc như ảnh đang cười hay thậm trí là ảnh tạo dáng. Trái lại, khi gửi tới các công ty của Nhật, hồ sơ xin việc của bạn bắt buộc phải theo mẫu của Nhật. Tuy nhiên tôi vẫn thấy có những bạn không chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Vì đã từng đi du học, chắc hẳn khi các bạn theo học tại trường tiếng ở Nhật cũng đã được hướng dẫn cách viết hồ sơ, và khi xem những bộ hồ sơ không được chuẩn bị kỹ đó, người Nhật sẽ đặt ra câu hỏi rằng “Liệu bạn này, khi ở Nhật, có học hành nghiêm túc không?”
Về kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc sẽ phụ thuộc vào việc bạn đi du học năm bao nhiêu tuổi, nhưng khi xem bản hồ sơ từ độ khoảng 25 tuổi, sau khi về nước mà chưa từng có kinh nghiệm làm việc chính thức nào thì bạn khó có thể được nhận làm việc tại công ty của Nhật. Đặc biệt với nữ giới, có rất nhiều bạn muốn làm các công việc văn phòng hay phiên dịch, nhưng các công ty Nhật sẽ thường tuyển các bạn đã từng học tiếng Nhật, hay các bạn mới tốt nghiệp làm công việc văn phòng ở trong nước. Khi ở Nhật, hầu hết các bạn du học sinh thường đi làm thêm các công việc tại nhà máy hay dịch vụ tiếp đón khách, do đó nếu bạn chỉ có kinh nghiệm làm thêm mà chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức tại Nhật, thì thường sẽ không được công ty đánh giá cao.
Những kỹ năng mà người Nhật đòi hỏi ở ứng viên người Việt ngày càng cao
10 năm trước đây, công ty Nhật chỉ có một điều kiện duy nhất đó là biết tiếng Nhật, nhưng hiện nay, ngày càng nhiều công ty đòi hỏi ngoài kỹ năng tiếng, các bạn cần có các kỹ năng khác. Những năm gần đây, do số lượng người Việt biết tiếng Nhật ngày càng tăng, nên trong số đó họ đặt ra thêm yêu cầu về các kỹ năng khác. Và các kỹ năng điều kiện đó thường như sau:
- Có kinh nghiệm làm việc cho các công ty cùng lĩnh vực ngành nghề
- Tiếng Nhật phải có chứng chỉ đặc biệt.
- Gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn (sự thông minh, nhanh nhẹn,…)
Điều kiện số 1 và 2 chắc không cần phải giải thích, còn điều kiện số 3 là có những điểm ấn tượng tương thích với người tuyển dụng. Những ứng viên biết tiếng Nhật thì sẽ phỏng vấn bằng tiếng Nhật, cho nên việc thể hiện sự thông minh của bản thân là một điều khá là khó. Tuy nhiên, người thông minh là sẽ thể hiện tố chất qua cách nói chuyện hay thái độ. Nếu đáp ứng được điều kiện số 3 này cho dù bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng vẫn sẽ được tuyển, vì thế các bạn trẻ sẽ thường có lợi thế hơn.
Nếu chỉ xem qua hồ sơ xin việc, chúng ta cũng không thể đánh giá hết về một ai đó, nhưng với những bộ hồ sơ có nội dung viết sơ sài thì cơ hội được chọn rất thấp. Khi nói chuyện với một du học sinh Việt Nam tại Nhật, có lúc tôi được chia sẻ một số thông tin về tình hình của các công ty Nhật tại Việt Nam. Bạn ấy kể rằng :” Điều kiện tiếng Nhật là tất nhiên, nhưng ngoài ra, bạn hãy viết về cuộc sống sinh hoạt trong thời gian tại Nhật vào trong hồ sơ xin việc đề có thể thu hút gây chú ý với các nhà tuyển dụng.”