Năng lực tiếng Nhật của thực tập sinh Việt Nam

Khi nói đến năng lực tiếng Nhật, mọi người thường nhắc tới kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT).Kỳ thì này đánh giá chia theo 5 cấp độ từ trên xuống N1~N5.

Gần đây, có rất nhiều thực tập sinh đến Nhật nhưng trình độ tiếng Nhật của mỗi người khác nhau. Trong bài viết lần này tôi sẽ chia sẻ với các bạn về năng lực tiếng Nhật của phần lớn các bạn thực tập sinh hay đặc điểm của các bạn thực tập sinh tương ứng theo trình độ năng lực tiếng Nhật trên.

Năng lực tiếng Nhật của đa số các bạn thực tập sinh Việt Nam

Trong thời gian làm việc 3 năm tại Nhật, có rất nhiều thực tập sinh Việt Nam đã có thể đạt tới trình độ tương đương N3. Dù trước khi tới Nhật, các bạn ấy đã học và có N5 nhưng sau 3 năm sống tại Nhật, hầu hết khả năng tiếng Nhật chỉ tăng lên đến N3.

Các đơn vị nghiệp đoàn của Nhật đặt yêu cầu với đơn vị phái cử thực tập sinh của Việt Nam, sau khi đạt được trình độ N4 mới cho sang Nhật, nhưng thực tế, tính đến thời điểm sang Nhật, có rất ít bạn thực tập sinh đạt đến trình độ N4.

Hơn nữa một điểm hạn chế trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật này là không có bài kiểm tra khả năng giao tiếp, và đã xảy ra tình trạng đó là dù đã có chứng chỉ N3 nhưng khả năng giao tiếp lại kém. Và có thể nói, khi làm việc, chỉ những bạn có khả năng nói mới có thể giao tiếp trao đổi tốt với người Nhật.

Rào cản của cấp bậc N2

Không lấy làm lạ khi về nước, các bạn đã có thể đạt được chứng chỉ N3, nhưng số lượng những bạn đạt được N2 lại không nhiều.

Và một rào cản, nỗi sợ lớn với người Việt đó chính là “Chữ hán”. Dù học chữ Hán đến trình độ N3 nhưng ở trình độ này, không hiểu chữ hán lắm vẫn có thể đỗ được. Tuy nhiên, khi sang đến cấp độ N2, ở phần đọc hiểu, do từ vựng hầu hết là chữ Hán, điều này đã trở thành trở ngại trong việc đọc hiểu. Việt Nam trước đây cũng đã từng sử dụng chữ Hán, nhưng ngày nay chuyển sang sử dụng bảng chữ cái nên có rất nhiều bạn khó chịu, và không thích học chữ hán.

Thực tập sinh người Việt rất hay bị so sánh với người Trung nhưng thấy rằng, có rất nhiều người Trung, sau 3 năm thực tập, họ đã có thể đạt được N2, những ai xuất sắc thậm trí họ đạt được N1. Có thể thấy sự chênh lệch lớn này là do văn hóa có sử dụng chữ hán hay không.

Và ngay cả những bạn thực tập sinh Việt Nam chăm chỉ học tiếng Nhật, tiếng Nhật thành thạo đạt đến N3  có thể hiểu các từ vựng trong sinh hoạt hay trong công việc ở một mức độ nào đó rồi, nên có rất nhiều bạn khi đạt được N3 đã dừng việc học. Có lẽ, bạn có cảm thấy bất tiện hay không sẽ quyết định việc bạn có học hay không.

Trường hợp các bạn thực tập sinh hoàn toàn không biết tiếng Nhật.

Sau 3 năm làm việc tại Nhật, có lẽ mọi người nghĩ rằng, các bạn cũng sẽ có thể hiểu tiếng Nhật ở một mức độ nào đó, nhưng trong số đó cũng có nhưng bạn dù kết thúc 3 năm nhưng vẫn hoàn toàn không biết tiếng Nhật. Chẳng hạn như ví dụ dưới đây:

Những người trung tuổi

Số lượng thực tập sinh khoảng độ 35 tuổi là rất ít, nhưng khả năng tiếp thu tiếng Nhật của họ bị giảm. Một trong nhưng lý do đó là các bạn ở khoảng độ tuổi này do đã xa môi trường học tập gần 20 năm. Và những bạn như vậy thường rất khó trong việc học một ngoại ngữ mới.  Thực tế, ở độ tuổi này mọi người thường có ý thức học chăm chỉ nghiêm túc, nhưng có sự cách biệt quá lớn về năng lực tư duy so với các bạn trẻ ở độ khoảng 20 tuổi.

Trong cùng 1 nhóm, sẽ có những bạn tiếng Nhật rất giỏi

Có rất nhiều thực tập sinh sẽ làm việc cũng nhau tại cùng một cơ sở. Trong số nhưng bạn thực tập sinh đó, nếu ai có tiếng Nhật giỏi sẽ có vai trò là người phiên dịch giữa các thực tập sinh với người Nhật ở nhà máy. Và xảy ra tình trạng thực tập sinh ỷ lại vào các bạn biết tiếng Nhật thành thạo, đã có không ít các bạn thực tập sinh đã bỏ việc học tiếng Nhật.

Và cứ thế dù ở Nhật 3 năm, có rất nhiều bạn hoàn toàn không biết tiếng Nhật. Và tôi nghĩ điều này cũng là điều bình thường bởi ngay cả người Nhật cũng gặp tình trạng như vậy. Dù sống ở Việt Nam nhiều năm nhưng cũng gần như không thể nói tiếng Việt hay tiếng Anh.

Ngoại ngữ đối với thực tập sinh Việt Nam

Trong số các bạn thực tập sinh Việt Nam, có rất ít bạn thích việc học ngay từ ban đầu.  Trong số đó, có những bạn vì yêu thích Nhật Bản nên đã có hứng thú với việc học tiếng Nhật, nhưng phần lớn mọi người đều cảm thấy miễn cưỡng, để làm việc ở Nhật, không còn lựa chọn nào khác là họ phải học tiếng Nhật. Ở các nước khác cũng sẽ có các điều kiện đi lao đông làm việc giống nhau, nhưng ở các nước đó, khác với Nhật bản, họ không bắt buộc học tiếng của họ. Hơn nữa, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của Nhật đối với thực tập sinh có thể nói cao hơn so với các nước khác. Do hiện nay Nhật Bản có lợi thế là thực tập sinh sẽ có thể kiếm được khoản thu nhập cao hơn các nước khác nên họ học tiếng Nhật. Nhưng nếu giả sử  Nhật Bản nơi không đem lại cho họ thu nhập tốt, lại phải cật lực học tiếng Nhật thì chắc số lượng các bạn chọn đi lao động tại Nhật sẽ không nhiều.

Do số lượng người Việt Nam đi Nhật ngày càng tăng, nên ở Việt Nam cũng có số lượng người biết tiếng Nhật ở một mức độ nào đó cũng ngày càng tăng.  Tuy nhiên số lượng người Việt sử dụng thành thạo tiếng Nhật không nhiều, như đã viết ở trên, phần lớn trình độ của họ chỉ ở khoảng từ N3 trở xuống.

>